Tin tức - sự kiện

“Xin chúc mừng Nhà vô địch “Đỗ Thanh Tùngvới tổng số 190 điểm!”
Lời tuyên bố làm cho nhịp tim cả khán phòng như bản đồ hình sin, ngừng thở rồi đập nhanh vì vui mừng tột độ.
Hôm đó, Người Dạ Hợp được sống lại tuổi 15 trong không khí Đường lên đỉnh Fansipan, với nội dung xoay quanh cuốn Sổ tay Người Dạ Hợp. Với vai trò là Ban tổ chức chương trình, tôi đã đút túi cho mình một số bài học sâu sắc mà có lẽ trong tuổi đời ngắn ngủi của mình tôi hiếm có cơ hội được trải nghiệm.


Bài học số 1. Ăn hết suất, chơi hết mình
Sẽ thật khó để nhìn thấy đỉnh núi Fansipan khi chúng ta chỉ leo đến lưng chừng núi! Có câu “Đến cuối đời bạn sẽ tiếc vì những việc chưa làm hơn là những việc bạn đã làm”.
Bài học số 2. Ba chữ Đúng: “đúng lúc, đúng vấn đề, và đúng người”.
Thời gian là kim cương. Câu trả lời dù đúng cũng chỉ được ghi nhận trong thời gian cho phép. Đó là sức mạnh của 1 giây.
Tôi bỗng nhớ đến hình ảnh của ổ khóa. Thiết nghĩ, nếu không tìm đúng chiếc chìa khóa, chắc hẳn ổ khóa sẽ không được mở. Cũng giống như câu trả lời của các thí sinh trong cuộc thi, nếu trả lời sai thành công sẽ khó với.
Yêu tố cuối cùng cũng là yếu tố quan trọng nhất: con người. Nhớ khi xưa, lưỡi gươm báu mắc trên cây chỉ phát sáng khi Lê Lợi đi ngang qua rừng. Nếu là người phàm phu tục tử, liệu lưỡi gươm báu có lộ diện? Nếu là nhân tố khác tham dự cuộc thi, liệu có giành giải vô địch?

Bài học số 4. “Bóng nắng” may mắn.
Trong cuộc sống hay trong công việc, may mắn như “bóng nắng”, chỉ cần gặp mưa rào là biến mất. Chúng ta không thể dầm mưa để đợi trời nắng. Tôi nghĩ thật ngu ngốc! Chúng ta nên uống trà dưới mái hiên và đợi nắng lên sau cơn mưa.
Cuộc thi chung kết sẽ kém hấp dẫn nếu không có may mắn ghé thăm. Tôi nhận ra có hai dạng người: một là dám làm, dám chịu; hai là rụt rè, chịu thua. Trong giây phút quyết định, anh ấy đã lựa chọn ngôi sao hy vọng nhân đôi số điểm làm thay đổi diện mạo điểm số. Một cú lôi ngược dòng xuất sắc. Không phải Đỗ Thanh Tùng là thần đồng đất việt, nhưng anh ấy dám dũng cảm lựa chọn; và thật không may cho hai thí sinh còn lại, họ không có tinh thần quả cảm của chiến binh – yếu tố cần thiết trong mọi cuộc chơi.
Lựa chọn đúng còn quan trọng hơn nỗ lực!

Bài học số 5. Kết quả là hiện hữu, quá trình cố gắng là tàu ngầm
Chiến thắng của nhà vô địch là cái kết viên mãn cho thí sinh Đỗ Thanh Tùng, nhưng lại là niềm tiếc nuối cho hai thí sinh còn lại.
Mọi cố gắng nỗ lực của tất cả các thí sinh là tảng băng chìm khó ai thấy hết được. Bạn có thể không tin! Vậy ai là người chứng kiến những phút giây sau giờ làm việc giở từng trang Sổ tay Người Dạ Hợp để tìm đáp án? Ai là người chứng kiến những tối ôn thitrước giờ khắc quan trọng? Ai là người chứng kiến những khoảnh khắc ngồi cắn bút viết bài dự thi?
Kết quả của người chiến thắng chính là những gì họ âm thầm phấn đấu. Sự thèm khát thành công là chính đáng, nhưng sự nỗ lực bằng hành động nhỏ còn đáng trân trọng hơn nhiều.
Chúng tôi ngồi túm lại bàn luận về cuộc thi sau khi lễ trao giải kết thúc. Có những khán giả còn hào hứng và hồi hộp hơn cả thí sinh. Sân chơi tri thức – sân chơi văn hóa này có lẽ cần nhân bản nhiều hơn nữa để Dạ Hợp là nơi đoàn tụ sau giờ làm việc.